Quy Trình Thi Công Sơn Kết Cấu Thép Đạt Chuẩn

Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế đất nước các cơ sở hạ tâng lưu thông hàng hóa, xây dựng cầu đường là một trong những ngành thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Để có thể giữ bề mặt được bền lâu thì những người thợ sơn cần lắm được các quy trình sơn kết cấu sắt thép để hoàn thiện bề mặt sơn đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Khi thi công xong màng sơn bóng đẹp màu sắc chuẩn và đồng đều đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ.

Nắm được quy trình thi công sơn kết cấu thép đạt chuẩn sẽ là chìa khóa để bảo vệ công trình của bạn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Quy trình phun sơn kết cấu thép đạt chuẩn.

1) Lựa chọn phương pháp thi công phù hợp

  • Sử dụng cọ quét sơn: Áp dụng cho các bề mặt thép bị rỗ, nhiều điểm lồi lõm khác nhau, các vị trí có mối hàn, các góc cạnh của dầm thép, vùng nối ghép của nhiều bản thép.
    Những vị trí này phải thi công bằng phương pháp sử dụng cọ quét sơn, quét và miết mạnh tay ngay từ lớp sơn chống rỉ đầu tiên, sau đó tiến hành sơn theo thứ tự các lớp sơn tiếp theo.
  • Sử dụng con lăn (rulo): Sử dụng trên các vật liệu có độ nhớt cao, tính chất làm phẳng tốt và bề mặt phải bằng phẳng khi đã tiến hành sơn lớp sơn lót trước khi cần sơn thêm nhiều lớp để đạt độ dày thích hợp.
    Kích thước và loại rulo phải phù hợp với kích thước của dầm thép. Thông thường không nên sử dụng phương pháp lăn cho sơn lót chống ăn mòn.
  • Sử dụng súng phun/máy phun sơn: Phương pháp này dùng được cho tất cả mọi kết cấu sắt thép. Phương pháp này cải tiến hơn khi sử dụng trọn bộ thiết bị máy và súng phun sơn Graco —> đảm bảo thực thi tốt tại các khu vực hẹp khó. Sử dụng máy phun sơn tốt giúp thời gian thi công nhanh, màng sơn phẳng, độ bám dính chắc. Đặc biệt, các máy phun sơn “ xịn” loại bỏ hao phí vật liệu, không lo trục trặc kỹ thuật.
Sơn bảo vệ kết cấu thép bằng súng phun sơn

2) Chuẩn bị, xử lý bề mặt kết cấu thép

  • Đối với các bề mặt kích thước nhỏ tại các công trình dân dụng: thợ sơn có thể làm sạch bằng giấy nhám hoặc bàn chải sắt. Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất và rỉ sét.
  • Đối với các công trình cầu đường lớn hay các dự án công nghiệp hàng hải, đóng tàu, xưởng cơ khí: Khối lượng công việc lớn không thích hợp với phương pháp thủ công. Nếu muốn đảm bảo tiến độ cần đến sự góp mặt của các thiết bị làm sạch bề mặt như: máy phun cát ướt, máy phun bi,… tùy theo chi phí để lựa chọn phương pháp đầu tư

3)  Thi công sơn lót kết cấu thép

Thị trường hiện tại đa dạng sơn kết cấu thép, tuy nhiên có 2 loại là sơn chống rỉ Epoxy sắt thép hai thành phần và dầu Alkyd.

Đối với lớp sơn lót kết cấu thép hệ Alkyd

Sử dụng sơn lót chống rỉ màu đỏ QD Anticorrosion Primer. Mở nắp thùng sơn sử dụng máy khuấy sơn khuấy đều sơn trong 2 – 3 phút và cho sơn nghỉ 5 phút trước khi sơn. Kết hợp cùng dung môi pha loãng Thinner No.002 (tối đa 5 – 10%) để dễ thi công hơn.

Dùng cọ, con lăn, súng phun sơn tùy theo bề mặt thi công. Trải đều sơn ra khắp bề mặt với độ dày màng sơn là 40µm và để sơn khô tối thiểu từ 8 tiếng đến tối đa 12 tiếng trước khi thi công lớp sơn phủ.

Đối với lớp sơn lót kết cấu thép hệ Epoxy

Sử dụng sơn lót chống rỉ EP170. Mở nắp từng thùng sơn, sử dụng máy khuấy sơn khuấy phần sơn gốc trong vòng 2 phút và đổ chất đóng rắn vào theo tỷ lệ đã được quy định bởi nhà sản xuất, tiếp tục khuấy đều hỗn hợp trong 3 phút, kết hợp cùng dung môi pha loãng Thinner No.024 (tối đa 5 – 10%) để dễ thi công.

Dùng cọ, con lăn hoặc súng phun để thi công. Trải đều sơn ra khắp bề mặt với độ dày màng sơn là 40µm và để sơn khô từ 6 đến 12 tiếng trước khi sơn lớp phủ.

4) Phủ sơn epoxy cho kết cấu sắt thép.

  • Pha trộn sơn epoxy theo đúng định mức nhà sản xuất khuyến cáo. 
  • Đổ sơn vào thùng chứa và tiến hàng phun phủ với máy phun sơn công nghiệp.
  • Sau khi phun xong lớp sơn chống rỉ epoxy lần một sẽ mất khoảng 5 tiếng để sơn khô.
  • Tiến hành phun phủ lần 2 sau. Sau khoảng 16 giờ thì có thể đem ra ngoài trời hoặc đợi khi khô hẳn
Thi công lớp sơn phủ kết cấu thép

5) Kiểm tra, xử lý lỗi và bàn giao công trình

Sau khi sơn kết cấu thép hoàn thiện khô hoàn toàn, có thể đi lại được thì tiến hành kiểm tra và khắc phục nếu có lỗi bằng phương pháp trám trét. Tiến hành bàn giao công trình khi bề mặt đã hoàn tất.

Trên đây là quy trình thi công sơn kết cấu thép cơ bản. Để nắm được quy trình thi công chi tiết bạn cần tiến hành theo đúng các yếu tố kỹ thuật được đưa ra từ nhà sản xuất. Chúc các bạn thành công.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *